25/04/2024 lúc 11:52 (GMT+7)
Breaking News

5 “bí quyết” triển khai chính phủ điện tử tại Singapore

VNHN - Singapore bắt đầu nghiên cứu về Chính phủ điện tử (CPĐT) từ khoảng giữa thập niên 1980 và bắt đầu triển khai chương trình này một cách bài bản từ đầu thập niên 1990. Sau 20 năm triển khai, Singapore đã đạt được những kết quả quan trọng về CPĐT.

VNHN - Singapore bắt đầu nghiên cứu về Chính phủ điện tử (CPĐT) từ khoảng giữa thập niên 1980 và bắt đầu triển khai chương trình này một cách bài bản từ đầu thập niên 1990. Sau 20 năm triển khai, Singapore đã đạt được những kết quả quan trọng về CPĐT.

Gắn bó với mọi thăng trầm của chương trình CPĐT tại Singapore, ông Wiliam Hioe, tổng công trình sư chương trình CPĐT Singapore và ông Yun Ta Chun, cục trưởng CNTT, người trực tiếp điều hành nhóm chuyên gia triển khai chương trình chính phủ điện tử tại nước đã đưa ra những lý giải cho câu hỏi then chốt: "Khi triển khai CPĐT ở Việt Nam, các bạn xem nội dung nào là khó nhất? Vấn đề gì là phức tạp nhất?". Đó là vấn đề về tổ chức, về cơ chế vận hành của bộ máy quản lý nhà nước hay vấn đề công nghệ, nhân sự hay tài chính?

Cũng giống như ở Việt Nam, ở Singapore vào thời gian đầu triển khai rất nhiều người nghĩ rằng việc triển khai CPĐT tập trung chính vào việc xây dựng các cổng điện tử (portal), tự động hóa các quy trình quản lý, cung cấp dịch vụ công trực tuyến 24/7. Vì vậy, khi bắt tay vào triển khai họ lập tức tiến hành khảo sát, thu thập thông tin rồi tập trung vào thiết kế, lập trình, trang bị máy móc thiết bị, đào tạo... Nhưng thật sự, đó là sự nhầm lẫn vì tựu trung lại đó là các vấn đề kỹ thuật - một thành phần rất nhỏ, thứ yếu của CPĐT.

Ảnh minh họa

Năm nguyên tắc

Ngay sau khi nhận ra sai lầm đó, CP Singapore khẳng định, muốn triển khai thành công CPĐT thì trước tiên phải xác định thật rõ mục tiêu cần phải đạt được, những việc cần làm, các nguồn lực cần huy động, kế hoạch và lộ trình thực hiện... rồi đặt tất cả trong một tổng thể chung. Nói cách khác, cần xây dựng tốt kế hoạch tổng thể CPĐT (e-government masterplan). Các đồng nghiệp Singapore cho rằng kế hoạch tổng thể này chỉ có thể xây dựng tốt khi dựa trên 5 nguyên tắc sau đây: 

Nguyên tắc 1: CPĐT là cơ chế thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của CP trên nền CNTT-TT (ICT). Điều này có nghĩa là các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan CP là chủ thể dẫn quá trình tự động hóa dựa trên ICT (business driven, ICT enabled). Nói cụ thể hơn là những quy trình xử lý công việc của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm cung cấp các dịch vụ công đến người dân là đối tượng tin học hóa chủ yếu theo suốt quá trình phát triển của chúng. 

Nguyên tắc 2: CPĐT chỉ có thể thành công khi mục tiêu và tầm nhìn chung phải được thống nhất từ cấp cao nhất của quốc gia đến cấp thừa hành thấp nhất. Nói cách khác, nhận thức về CPĐT phải nhất quán, rộng khắp và như nhau trong toàn bộ bộ máy (người Singapore gọi nguyên tắc này là nguyên tắc "đồng hàng – aligned government"). 

Nguyên tắc 3: Nguyên tắc "đồng hàng" dẫn đến yêu cầu chia sẻ thông tin và tích hợp các quá trình quản lý giữa các bộ, ngành, các cơ quan của chính phủ. Nói cách khác, CPĐT phải là CP tích hợp (integrated government). 

Nguyên tắc 4: Cơ cấu của CP cần được điều hướng đến việc cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của người dân một cách đơn giản và hiệu quả. Người dân tiếp xúc với CP thông qua một giao diện đơn giản nhưng đồng thời tiếp xúc được với nhiều cơ quan và quá trình tham gia phục vụ. Nói cách khác, CPĐT là CP hướng đến người dân, người dân là trung tâm (citizen-centric). 

Nguyên tắc 5: CP cần ra được những quyết định kịp thời và hiệu quả trong mọi tình huống. Điều này có thể thực hiện khi tất cả những kinh nghiệm và tri thức tích tụ trong toàn bộ bộ máy được tổ chức khai thác tốt. Nói cách khác, CPĐT là CP dựa trên nền tảng tri thức (knowledge-based). Tiếp thu thế nào?  Các chuyên gia phân tích, nếu 5 nguyên tắc trên không được coi trọng, CNTT sẽ chẳng có ý nghĩa gì, vì: - Không hướng theo hiện đại hóa nghiệp vụ phục vụ người dân  - Tầm nhìn và mục đích được hiểu và thi hành khác nhau ở các cấp khác nhau  - Thông tin không chia sẻ, các quá trình không liên kết  - Các dịch vụ không mang lại sự tiện lợi cho người dân  - Không sử dụng được các thông tin, kinh nghiệm và tri thức đã có trong bộ máy.  Ngược lại, nếu 5 nguyên tắc căn bản này được tôn trọng và lấy làm nền tảng để xây dựng kế hoạch tổng thể CPĐT thì ICT lại trở thành phương tiện chủ lực để triển khai thành công CPĐT. Một khi đã xây dựng thành công kế hoạch tổng thể triển khai CPĐT thì những bước tiếp theo (kế hoạch triển khai, thiết kế kỹ thuật...) trở nên dễ dàng hơn nhiều.  Việt Nam có những đặc điểm riêng không giống bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Vì vậy, mọi căn cứ lý thuyết hay kinh nghiệm thực tế của các nước đã triển khai thành công CPĐT đều chỉ mang tính tham khảo. Chúng ta cần có phương pháp luận riêng của mình. Tất nhiên, những bài học mà các chuyên gia đã đúc kết từ thực tiễn 20 năm triển khai CPĐT ở Singapore là rất quý giá.

Ảnh minh họa

Tiếp thu thế nào?

Các chuyên gia phân tích, nếu 5 nguyên tắc trên không được coi trọng, CNTT sẽ chẳng có ý nghĩa gì, vì:

- Không hướng theo hiện đại hóa nghiệp vụ phục vụ người dân

- Tầm nhìn và mục đích được hiểu và thi hành khác nhau ở các cấp khác nhau

- Thông tin không chia sẻ, các quá trình không liên kết

- Các dịch vụ không mang lại sự tiện lợi cho người dân

- Không sử dụng được các thông tin, kinh nghiệm và tri thức đã có trong bộ máy.

Ngược lại, nếu 5 nguyên tắc căn bản này được tôn trọng và lấy làm nền tảng để xây dựng kế hoạch tổng thể CPĐT thì ICT lại trở thành phương tiện chủ lực để triển khai thành công CPĐT. Một khi đã xây dựng thành công kế hoạch tổng thể triển khai CPĐT thì những bước tiếp theo (kế hoạch triển khai, thiết kế kỹ thuật...) trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Việt Nam có những đặc điểm riêng không giống bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Vì vậy, mọi căn cứ lý thuyết hay kinh nghiệm thực tế của các nước đã triển khai thành công CPĐT đều chỉ mang tính tham khảo. Chúng ta cần có phương pháp luận riêng của mình. Tất nhiên, những bài học mà các chuyên gia đã đúc kết từ thực tiễn 20 năm triển khai CPĐT ở Singapore là rất quý giá.