20/04/2024 lúc 12:16 (GMT+7)
Breaking News

400.000 euro đưa công nghiệp 4.0 vào đào tạo nghề

VNHNO- 22/8, tại Đồng Nai, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Tổ chức Hợp tác Đức, Công ty Bosch VN cùng trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 đã ký kết thỏa thuận về dự án trị giá 400.000 euro nhằm đưa các yêu cầu của công nghiệp 4.0 vào chương trình giáo dục nghề nghiệp. 

VNHNO- 22/8, tại Đồng Nai, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Tổ chức Hợp tác Đức, Công ty Bosch VN cùng trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 đã ký kết thỏa thuận về dự án trị giá 400.000 euro nhằm đưa các yêu cầu của công nghiệp 4.0 vào chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Dự án này do Công ty  Bosch và Tổ chức Hợp tác Đức (GIZ) đóng góp dự kiến kéo dài trong 3 năm. Trong đó Bosch đóng góp 200.000 euro để xây dựng phòng thực hành và triển khai, lắp đặt những trang thiết bị đạt chuẩn công nghiệp 4.0 tại trường Lilama 2. Còn 200.000 là số tiền GIZ đóng góp nhằm hỗ trợ, điều phối các hoạt động, tổ chức các hội thảo chuyên sâu... nhằm đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo sát nhu cầu của doanh nghiệp. Sau khi triển khai tại trường Lilama 2, dự án sẽ được nhân rộng ra các cơ sở đào tạo nghề dưới sự hỗ trợ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Đại diện các bên ký kết dự án trị giá 400.000 euro 

Ông Guru Mallikajuna - Tổng giám đốc Bosch tại Việt Nam cho biết dự án hợp tác này nhằm đưa những yêu cầu về công nghiệp 4.0 cũng như công nghệ số hóa vào chương trình đào tạo nghề. 'Nhu cầu về nguồn nhân lực kỹ thuật cao tại Việt Nam ngày một tăng cao, chúng tôi tin rằng dự án hợp tác này sẽ là bước tiến quan trọng góp phần nâng cao trình độ và hỗ trợ người lao động tạo lợi thế cạnh tranh' - ông Guru Mallikajuna nói.

Các bên đồng thuận hợp tác chặt chẽ với nhau trên bốn lĩnh vực mang tính cốt lõi trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm:

Nâng cao nhận thức thông qua chương trình hội nghị chuyên sâu về kết quả của Công nghiệp 4.0 trong việc đào tạo và phát triển nghề.

Phân tích nhu cầu: tập hợp các chương trình đào tạo thực tiễn tốt nhất liên quan đến công nghiệp 4.0, phân tích nhu cầu và chuẩn bị điều chỉnh cho các chương trình đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2.

Phát triển và thử nghiệm các mô hình công nghiệp 4.0, trong đó bao gồm  việc đào tạo, nhân rộng hạt giống đào tạo là đội ngũ giảng viên cũng như doanh nghiệp và các tổ chức liên quan.

Đánh giá kết quả: đánh giá tính hiệu quả của dự án thử nghiệm, tích hợp mô hình đào tạo tương tự tại các cơ sở đào tạo nghề, đóng góp sáng kiến cho Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp về việc đào tạo.

Ngoài ra, thông qua dự án lần này cũng nhằm cụ thể hóa đóng góp vào chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam và CHLB Đức.