16/04/2024 lúc 14:28 (GMT+7)
Breaking News

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua dự luật chính sách quốc phòng trị giá 716 tỷ USD

VNHNO - Ngày 13-08, Tổng thống Mỹ đã ký một dự luật quốc phòng 716 tỷ USD, tuyên bố đây là "khoản đầu tư lớn nhất vào quân đội Mỹ trong lịch sử hiện đại".

 

VNHNO - Ngày 13-08, Tổng thống Mỹ đã ký một dự luật quốc phòng 716 tỷ USD, tuyên bố đây là "khoản đầu tư lớn nhất vào quân đội Mỹ trong lịch sử hiện đại".

Tổng thống Donald Trump cầm trên tay Dự luật quốc phòng – Nguồn: VoaNews.

Luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho phép chi tiêu quân sự và bao gồm các biện pháp nới lỏng kiểm soát những hợp đồng của chính phủ với 2 tập đoàn ZTE Corp, Huawei Technologies của Trung Quốc – một trong những công ty viễn thông hàng đầu thế giới.

 Tổng thống Trump ký thông qua dự luật trên tại căn cứ Fort Drum của quân đội Mỹ ở New York. Dự luật được cho là mang tên Thượng nghị sĩ John McCain - một trong những chính khách đã nhiều lần công khai chỉ trích ông Trump.

Theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2019 (NDAA), Mỹ sẽ dành 616,9 tỷ USD cho ngân sách của Lầu Năm Góc, 69 tỷ USD cho các hoạt động quân sự ở nước ngoài và 21,9 tỷ USD cho các chương trình vũ khí hạt nhân.

NDAA cho phép chi 7,6 tỷ USD mua sắm 77 máy bay thế hệ thứ năm F-35 của tập đoàn Lockheed Martin. Mặt khác, NDAA ngăn việc bàn giao các máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ do lo ngại Ankara cũng muốn mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh: “Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng là khoản đầu tư đáng kể nhất của quân đội chúng ta trong lịch sử cận đại”.

Tuy nhiên, một số nhà lập pháp Mỹ muốn dùng đạo luật Uỷ quyền Quốc phòng này để khôi phục các biện pháp chặt chẽ đã từng được áp dụng đối với công ty ZTE vì công ty này bị cáo buộc vận chuyển trai phép hàng hóa cho Iran và Triều Tiên song trên thực tế những hạn chế mà luật này đặt ra lại yếu hơn so với các phiên bản trước đó của luật này.

Tổng thống Trump cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm các công ty của Mỹ làm ăn với ZTE. Lãnh đạo các cơ quan tình báo Mỹ lo ngại rằng ZTE, Huawei Technologies và một số công ty Trung Quốc khác có thể gây ra mối đe dọa đối với hoạt động tình báo của Mỹ.

Trước đó, Hạ viện Mỹ ngày 26/7 đã thông qua dự luật ủy quyền quốc phòng John S. McCain với tỷ lệ ủng hộ - phản đối là 359-54. Thông qua văn bản này, ủy ban đầu tư nước ngoài Mỹ (CFIUS) trực thuộc Bộ Quốc phòng đã được trao nhiều quyền lực hơn trong việc xem xét các thương vụ đầu tư liệu có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Washington hay không.