20/04/2024 lúc 17:32 (GMT+7)
Breaking News

Phát triển kinh tế bền vững ở Thanh Hóa

VNHNO-Thanh Hóa là tỉnh lớn thứ năm cả nước (diện tích 11.120 km2), dân số trên 3,5 triệu người (đứng thứ ba cả nước); có 27 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 11 huyện, dân số trên 1 triệu người. Là một tỉnh giàu tiềm năng và nguồn lực.

VNHNO-Thanh Hóa là tỉnh lớn thứ năm cả nước (diện tích 11.120 km2), dân số trên 3,5 triệu người (đứng thứ ba cả nước); có 27 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 11 huyện, dân số trên 1 triệu người. Là một tỉnh giàu tiềm năng và nguồn lực.

Thanh Hóa đã và đang quyết tâm khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để phát triển kinh tế nhanh, toàn diện, bền vững.

Cánh chim hạc - Biểu tượng của Thành phố Thanh Hóa

Thanh Hóa đã và đang tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; chú trọng phát triển theo chiều sâu để nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh; lựa chọn và ưu tiên nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực để tạo sức lan tỏa phát triển chung của cả tỉnh; tăng cường phối hợp, liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước. Giai đoạn đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đạt tăng trưởng kinh tế bình quân 12%/năm trở lên; GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.600 USD (năm 2017 đạt 1.750 USD); tổng huy động vốn đầu tư phát triển 5 năm đạt 615 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 2 tỷ USD trở lên (kế hoạch năm 2017 đạt 1,85 tỷ USD).

Tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 đạt 35%; tỷ lệ xã đạt nông thôn mới năm 2020 đạt 60% trở lên (năm 2017 đạt 35,4%). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2017 đạt 13.512 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 9.312 tỷ đồng... Mục tiêu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa là phấn đấu đển năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước, tạo nền tảng đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng 5 chương trình trọng tâm, gồm chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; Chương trình phát triển du lịch; Chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.

Cùng đó, Thanh Hóa đặt mục tiêu thực hiện 4 đột phá trong nhiệm kỳ, như phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ.

Thanh Hóa đã và đang cần sự ủng hộ của Trung ương và các Bộ ngành - cụ thể như bố trí số vốn còn thiếu trong giai đoạn 2016 - 2020 từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để sớm thông tuyến đường bộ ven biển, tăng tính kết nối, phát triển các khu vực ven biển; giữ lại 50% phần tăng thu hằng năm để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trong Khu kinh tế Nghi Sơn; một số dự án giao thông thông thương, liên kết quan trọng, dự án Trung ương hỗ trợ có mục tiêu hoặc nguồn vốn ODA nên sớm triển khai thực hiện; nâng cửa khẩu phụ Khẹo thành cửa khẩu chính và cửa khẩu quốc tế sau năm 2020; hỗ trợ một phần kinh phí cho Dự án đường từ Quốc lộ 1A đến điểm đầu tuyến đường Đông Tây 4 đi Cảng Nghi Sơn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương...

Tuy nhiên, với tinh thần lấy nội lực là chính - Thanh Hóa đã và đang chủ động quan tâm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; ưu tiên nguồn lực để tập trung phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn trở thành khu kinh tế trọng điểm của cả nước; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh, bảo đảm hoàn thành đúng kế hoạch, nhất là dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Đi cùng với đó là nhiệm vụ đẩy mạnh tái cơ ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững, gắn với bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, xây dựng nông thôn mới. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Thanh Hóa với mục tiêu lâu dài là phát triển bền vững gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn, phát huy các bản sắc văn hóa, chăm lo nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Thanh Hóa đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt hơn nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp; xây dựng chính quyền các cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đội ngũ cán bộ công chức liêm chính, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; quan tâm xử lý tốt các điểm ô nhiễm môi trường, không để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với các địa phương của nước bạn Lào, góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

Những mục tiêu của Thanh Hóa đề ra “phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại” là rất tích cực, thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thanh Hóa - một tỉnh giàu tiềm năng đã và đang gắn với mục tiêu lâu dài là phát triển kinh tế bền vững. 

Thanh Hóa với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong thời gian tới, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh, Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này đòi hỏi Thanh Hóa phải chủ động và tích cực hơn nữa trong việc tận dụng các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, vượt qua khó khăn thách thức, trong đó tập trung làm tốt các giải pháp cơ bản sau:

1. Tiếp tục tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các nội dung và chính sách hội nhập của Chính phủ và của tỉnh về hội nhập kinh tế trên địa bàn tỉnh đến các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, truyền thống, lịch sử, văn hóa và con người xứ Thanh đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài, cùng có lợi giữa tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế nhằm phát huy vai trò hội nhập kinh tế thông qua các hoạt động đối ngoại, giao lưu, hợp tác quốc tế.

3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã đề ra. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, xóa bỏ những quy định không phù hợp với các cam kết quốc tế, đảm bảo thích ứng với những thay đổi trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập.

4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành, xây dựng và phát triển các tổ chức, cơ sở kinh doanh có khả năng tham gia hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Có chính sách thúc đẩy tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong tất cả các ngành kinh tế của tỉnh thông qua nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ hiện đại. đổi mới sản phẩm.

5. Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh cũng như việc nắm bắt các cơ hội mà hội nhập quốc tế có thể đem lại.

6. Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt coi trọng năng lực của đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh.